THIVICO:Phát triển hạ tầng hoàn hảo!
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
 
 ĐỐI TÁC
 
DỮ LIỆU THAM KHẢO
÷ Các phương án xây dựng đê kè
÷ Các phương pháp thi công đường giao thông
÷ Trạm Điện
÷ Bản vẽ chiếu sáng
THÔNG TIN CẦN BIẾT
Thời tiết Ngoại tệ
Giá vàng Chứng khoáng
Giá đồng Chỉ số BĐS
 
 
TIN TỨC & SỰ KIỆN
 Metro TP.HCM: Toàn cảnh công trình giao thông thế kỷ
Sau chủ trương quyết đoán của TP.HCM, đến nay tuyến metro đầu tiên đang vào thời kỳ thi công khẩn trương nhất. Tuy phải đối mặt với khó khăn, nhưng tất cả đều kỳ vọng vào một công trình thế kỷ.

Những quyết sách đầu tiên

Từ những năm cuối của thập niên 90, TP.HCM (TP) đã coi vận tải đường sắt đô thị (metro) khối lượng lớn là yếu tố chủ chốt trong chiến lược đẩy mạnh sử dụng giao thông công cộng, tiến tới hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân. Trên cơ sở ghi nhận ý kiến của các bộ ngành liên quan, vào tháng 1/2007 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP đến năm 2020, trong đó hệ thống đường sắt đô thị.

Trong quá trình thực hiện, nhận thấy cần phải mở rộng hơn nữa mạng lưới các tuyến metro, TP đã quyết định xin điều chỉnh quy hoạch, và tới tháng 4/2013 Thủ tướng đã phê duyệt điều chỉnh này. Theo quy hoạch mới hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM sẽ có tám tuyến metro với tổng chiều dài 172 km, ba tuyến xe điện chạy trên mặt đất hoặc monorail với tổng chiều dài 56,5 km.

Hệ thống metro trong tương lai: Ảnh: Saigontimes

Số vốn khổng lồ

Có thể nói các tuyến metro là “xương sống” của hệ thống đường sắt đô thị và giao thông công cộng trong tương lai. Tuy phải đầu tư số vốn cực lớn nhưng đây là giải pháp bắt buộc phải thực hiện để giải tỏa áp lực cho các con đường vốn đang quá tải trầm trọng tại TP.HCM. Không chỉ thế những tuyến đường này còn định hình lên một thói quen lưu thông kỷ luật và trật tự cho người dân.

Như đã đề cập ở trên, trong tương lai TP.HCM sẽ có tám tuyến metro bao gồm:

Tuyến metro số 1: Từ Bến Thành (quận 1) đến Suối Tiên (quận Thủ Đức). Theo đó tuyến đường có chiều dài 19,7 km, bao gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao. Tổng số vốn đầu tư vào dự án khoảng 2,5 tỷ USD, tuyến được khởi công vào năm 2012 và thời gian hoàn thành được dự tính vào năm 2018.

Tuyến metro số 2: Nối liền Thủ Thiêm (quận 2) và bến xe Tây Ninh (huyện Hóc Môn) có chiều dài gần 20 km. Tuyến có tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD. Vào năm 2010 tuyến đã được khởi công một hạng mục nhỏ, dự kiến tới cuối năm 2014 tuyến mới được thi công đồng loạt.

Tuyến metro số 3a, 3b: Tuyến 3a có chiều dài 19,8 km, ngầm kết hợp trên cao, nối liền Bến Thành và ga Tân Kiên (Bến xe Miền Tây mới thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh) với thời gian thực hiện dự tính từ 2017 – 2025. 

Trong khi đó tuyến 3b có chiều dài 13 km kéo dài từ ngã sáu Cộng Hòa (quận Tân Bình) tới Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức). Dự án này được dự kiến sẽ thực hiện sau năm 2020. Tổng số vốn cho hai tuyến 3a và 3b vào khoảng 4,7 tỷ USD.

Mô hình một trong số các nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Tuyến metro số 4: Tuyến đường này bắt đầu từ Thạnh Xuân (quận 12) và kết thúc tại khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) với chiều dài 36 km. Thời gian dự kiến để thực hiện công trình kéo dài từ năm 2018 đến 2025 với tổng số vốn đầu tư khoảng 3,7 tỷ USD.

Tuyến metro số 5: Đây là tuyến đường nối từ cầu Sài Gòn tới bến xe Cần Giuộc mới (huyện Bình Chánh), có chiều dài khoảng 23 km. Giai đoạn một sẽ thi công từ cầu Sài Gòn tới ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), giai đoạn hai từ ngã tư Bảy Hiền tới bến xe Cần Giuộc. Tổng dự án có vốn đầu tư khoảng 3 tỷ USD và được thực hiện trong khoảng thời gian từ 2015 – 2024.

Tuyến số 6: Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ bắt đầu từ Bà Quẹo (quận Tân Bình – Tân Phú) và kết thúc tại vòng xoay Phú Lâm (quận 6). Đây là tuyến đường đi ngầm toàn bộ với chiều dài khoảng 6,3 km với 7 ga. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD. Tuyến cuối đang được cơ quan chức năng lập kế hoạch dự án. Như vậy với những tuyến metro kể trên trên thì các điểm nút giao thông quan trọng của TP đã được kết nối hoàn chỉnh.

Ba bài toán hóc búa cho các tuyến metro

Đầu tiên là nguồn vốn. Như đã đề cập ở trên, tổng mức đầu tư cho các tuyến metro lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong tình hình ngân sách căng thẳng như hiện nay, phải bỏ ra một số vốn đối ứng tương ứng là điều phải cân nhắc rất cẩn trọng. Bên cạnh đó nhiều người cũng lo ngại vấn đề trượt giá. Đơn cử như tuyến metro số 1, ban đầu dự án có tổng vốn đầu tư 1,09 tỷ USD, nhưng hiện tại đã tăng lên 2,07 tỷ USD.

Để xây dựng những công trình này TP cần đến số tiền khổng lồ. Trong ảnh là những trụ
bê tông của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên

Theo đề án được TP.HCM trình lên Thủ tướng thì đa số nguồn vốn sử dụng để xây dựng những tuyến đường này đều xuất phát từ vốn vay ODA. Ngoài ra TP cũng tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay chắc hẳn không nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra số vốn lớn vào lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn chậm như metro.

Trên thực tế tại đề án xây dựng tuyến metro số 5, ban đầu được Thủ tướng chấp thuận chủ trương sử dụng 500 triệu Euro từ nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha. Tuy nhiên tới năm 2012 Chính phủ này đã cắt giảm mức vốn cam kết tài trợ xuống còn 200 triệu Euro. 

Hiện tại Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đang tiếp tục hoàn thiện các dự án và phương thức kêu gọi đầu tư, và dù đã nhận được nhiều cam kết của đối tác về những khoản vay, hỗ trợ, hay đầu tư nhưng đây vẫn sẽ là bài toán hết sức hóc búa.

Vấn đề thứ hai là giải phóng mặt bằng. Với đặc trưng của một đô thị đang phát triển, lại thiếu quy hoạch tổng thể trong một thời gian dài, nên mỗi khi có công trình lớn triển khai là một lần phát sinh những phức tạp về đất đai. 

Đây là vấn đề khiến cơ quan chức năng “đau đầu” nhất khi thực hiện tuyến metro số 1. Để thực hiện dự án này 1.200 hộ dân và khoảng 300 đơn vị cơ quan đã phải di dời, quá trình này đã kéo dài nhiều năm và là một nguyên nhân chính khiến thời hạn hoàn thành bị lùi lại.

Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố khiến TP "đau đầu"

Vấn đề lớn thứ ba mà TP.HCM sẽ phải đối mặt khi hệ thống metro đi vào hoạt động là nguồn nhân lực. Theo ông Nguyễn Đô Lương – Trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM thì cho đến khi hoàn thành, toàn bộ tám chuyến metro sẽ cần khoảng 5.000 nhân viên. Riêng hai tuyến số 1 và 2 (dự báo hoàn thành sớm nhất) sẽ phải có khoảng 450 người vận hành.

Tại cuộc họp vào ngày 31/7 mới đây, ông Hoàng Như Cương – Phó ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đã thừa nhận điều này. Theo ông Cương, riêng đối với tuyến số 1, sau khi đưa vào hoạt động nhà thầu về cơ điện (Nhật Bản) sẽ chịu trách nhiệm thuê người và bảo dưỡng trong 5 năm. 

Sau 5 năm đó nguồn nhân lực bên TP sẽ tiếp cận và chuyển giao kỹ năng. Tuy nhiên từ đó sẽ nảy sinh vấn đề về lương, bởi những người đang làm việc tại đây khi chuyển giao cho công ty Việt Nam quản lý “đương nhiên lương sẽ bị giảm, do đó rất khó khăn trong việc giữ người”.

Những “động mạch chủ” trong mạch máu giao thông

Để thực hiện thành công dự án metro TP.HCM chắc chắn sẽ phải trả cái giá hơn những hàng cây xanh phía trước nhà hát TP rất nhiều. Không chỉ vậy nó còn gặp những khó khăn lớn như đã đề cập phía trên. 

Tuy nhiên xét trên tổng thế đây là dự án thực sự cần thiết mà TP phải triển khai để giải quyết tình trạng ùn tắc kinh niên. Có thể nói nó là những “động mạch chủ” trong hệ thống giao thông công cộng của TP 10 triệu dân này.

Hàng triệu người đang chờ đến ngày được di chuyển bằng metro

Hơn ai hết, người dân TP.HCM đang mong từng ngày cho tới khi các tuyến metro đi vào vận hành, bởi nó không chỉ giúp họ đi lại thoải mái, mà còn mang lại cơ hội cho chính những khu vực mà họ đang sinh sống, vì metro là một trong những nền tảng quan trọng nhất của một đô thị hiện đại.

Cho dù còn phải mất tới hàng chục năm nữa hệ thống mới hoàn chỉnh, tuy nhiên ngay lúc này nhiều người đã suy nghĩ về những chuyến tàu đưa họ đi vun vút trong lòng đất. Đó là mong muốn chính đáng của hàng triệu con người đang sinh sống trên TP, và là trách nhiệm mà lãnh đạo TP phải quyết tâm, nghiêm túc thực hiện cho bằng được.

CÁC TIN TỨC KHÁC




Print
 
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
 
THÀNH TÍCH
 
CỔNG THÔNG TIN NỘI BỘ
÷ Thông báo về tình hình Quản lý tài sản công ty Thiên Việt.  (22/01/2015)
÷ Thông báo Phòng kế toán.  (20/01/2015)
÷ Thông báo tuyển nhân sự.  (25/12/2014)
÷ Thông báo nghĩ tết nguyên đán.  (25/12/2014)
÷ Thông báo V/v Phát hành biểu mẫu 2015 THIVICO  (24/12/2014)
 
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  Số người online : 2
  Tổng lượt truy cập : 376054
 
Trang chủ      |      Giới thiệu |      Dịch vụ     |      Tin tức & Sự kiện      |      Hình ảnh hoạt động     |      Công trình     |      Tuyển dụng     |      Nội bộ      |      Liên hệ

Head Office 01 - S4 Street - Tan Binh Industrial Park - Tay Thanh Ward - Tan Phu Dist - HCMC
Tel : (028) 38161902 - 38161903 - 38161904 - 38163027 - 38163463 - 38163454 - Fax (028) 38161904
Hotline : 0919 867 336 Website : http://www.thivicogroup.com Email: thivicogroup2000@gmail.com